[Kỳ I] MAI VÀNG TRONG TÂM HỒN VIỆT

[Kỳ I] MAI VÀNG TRONG TÂM HỒN VIỆT

Admin - 18/12/2023 03:39 PM
[Kỳ I] MAI VÀNG TRONG TÂM HỒN VIỆT

     

    Trong kí ức của người Nam bộ thuở còn đi khai hoang mở cõi, cây mai đã ở đó, gắn bó với làng quê Việt Nam tự lúc mới biết lập làng, dựng ấp để sinh sống. Sức sống mãnh liệt của mai vươn mình trên đất đai cằn cỗi, dẫu chẳng có bao nhiêu chất dinh dưỡng cũng vẫn bám sâu vào lòng đất mẹ, lấy nước từ nguồn để nuôi thân cây cũng như người Việt Nam yêu đất Việt và luôn gìn giữ đạo lý, cội nguồn văn hóa đẹp của dân tộc.

    Loài cây hoang dại đó chứng kiến bao biến thiên của dãy đất hình chữ S, từ những khu rừng hoang sơ hiểm trở của Trường Sơn đến mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, rồi sông nước vùng Đồng bằng Cửu Long. Trên bước đường trường chinh đó, người ta phát hiện loài cây này tuy phải chịu nhiều nắng, gió, mưa, bão.... nhưng vẫn vững vàng theo năm tháng, vươn sức sống để đâm chồi, đến cuối đông trút hết những chiếc lá trên cành cho chồi non nảy lộc và bừng nở rực rỡ vào đầu xuân. Từ từ, theo những làng mạc, nhà cửa dần dần hiện hữu, khang trang, sung túc, cây mai từ đất hoang bước vào trong sân nhà, rồi đi vào trong tâm hồn người Việt, như những biểu tượng cho phẩm chất nhẫn nại, kiên trì và can đảm trước mọi khó khăn thử thách, phấn đấu xây dựng cuộc sống mới của người dân Việt Nam.

    Quay ngược thời gian về nghìn năm trước, cây mai đã ghi dấu ấn của mình vào những trang thơ vàng son bất hủ, “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết - Đêm qua sân trước một nhành mai”. Mai, lại trở thành chốn gửi gắm quan niệm triết lý của Phật giáo thiền tông, của sức sống tự nhiên tuôn chảy dào dạt, của quy luật đời người.
    Ông bà ta quan niệm rằng màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn tân niên phát tài phát lộc. Người ta thường xuýt xoa khi đi ngang một nhà nào có mai nở to, vàng và sum suê, bởi đó là điềm may mắn và sung túc trong năm mới. Nhánh mai vàng ngày tết còn giúp ta giữ gìn nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc về tri ân, báo hiếu ông bà tổ tiên. Với những người con xa quê, mỗi độ cuối đông, khi thoáng nhìn thấy những nhành mai bắt đầu trụi lá ven đường hay trong sân một căn nhà nào đó, người ta giật mình nhận ra một năm đã đi qua thật nhanh, giờ là lúc trở về sum vầy, tụ họp cùng gia đình, cha mẹ sau một năm bôn ba vất vả…

    Vậy đó, hoa mai với người Việt Nam, đặc biệt là người dân Nam bộ đã gắn bó như máu thịt, không chỉ trong tâm hồn mỗi người mang cốt cách, phẩm chất như mai, mà còn vì những mong đợi, gửi gắm cho năm mới. Mai muốn nở vàng, nở đẹp cần được chăm sóc quanh năm, tưới nước, bón phân đều được tính toán vô cùng cẩn thận. Đặc biệt đất trồng cũng vô cùng quan trọng, liên quan đến nhiều mặt như nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng giai đoạn, tình trạng sức khỏe, tính chất của cây trồng, độ tuổi…, nếu sử dụng đất không đảm bảo chất lượng có thể khiến cho cây phát triển mất cân bằng, dễ bị nhiễm bệnh hoặc bị chết cây.

    Đất trồng mai Tribat được nghiên cứu và sản xuất theo dây chuyền nghiêm ngặt, từ lâu đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Với những ưu điểm như đất chuyên dụng cho trồng tất cả các giống mai, đặc biệt trồng chậu hoặc bồn; thích hợp cho người dùng ở đô thị, nhà phố. Đất giàu mùn hữu cơ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây mai sinh trưởng và phát triển trong điều kiện không có không gian cho rễ cây đâm dài. Kích thích cây mai ra rễ, giữ và thoát nước tốt.

    Tết cổ truyền đang đến gần, những tháng cuối năm luôn là thời điểm chúng ta tất bật nhất để có một cái Tết ấm no, đủ đầy. Năm nay vốn ảm đạm hơn mọi năm, nhưng mong rằng khi năm mới bước đến, dẫu nơi nào, dù thành thị hay nông thôn, nhà nhà đều vàng rực sắc mai tươi thắm, cho một mùa xuân hạnh phúc tươi vui.

    TRIBAT – hân hạnh được đồng hành và là trợ thủ đắc lực trong việc mang mùa xuân đến mọi nhà.

    Ý kiến của bạn
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập nội dung
    0
    Zalo
    Hotline
    0942 464 745