CÁCH CHĂM DƯỠNG MAI SAU TẾT

CÁCH CHĂM DƯỠNG MAI SAU TẾT

Admin - 26/02/2024 11:20 AM
CÁCH CHĂM DƯỠNG MAI SAU TẾT

    Mai là loài cây lâu năm, nếu được chăm dưỡng đúng cách sẽ chơi cây được rất bền. Sau khi hoàn thành “nhiệm vụ” khoe sắc rực rỡ trong những ngày đầu năm mới, như mang một tín hiệu may mắn, sung túc, bình an sẽ đến với gia chủ trong năm, thì sau Tết là thời điểm chúng ta cần chăm dưỡng để mai tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Bây giờ TRIBAT sẽ cùng những “người làm vườn” tại gia cùng chăm sóc mai sau Tết ngay đây.

    1. Cắt tỉa cành
    Thông thường khoảng 1 tuần sau Tết và không quá 15 ngày, mai cần được đặt dưới bóng râm và cắt tỉa bỏ khoảng 1/3 cành, loại bỏ phần hoa, nụ, lá thừa, tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cây.
    Theo kinh nghiệm của những người trồng cây lành nghề, dùng 1 thìa cà phê phân urê để hòa với 10 lít nước để phun lên cây, giúp kích thích sự phát triển và nuôi dưỡng cây. Thường xuyên quan sát tốc độ đâm chồi ra lá của cây để dùng thêm phân bón kích thích sinh trưởng nếu cần thiết.

    Khi cây đã phục hồi lại thì đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần, thúc đẩy lá và chồi non nhanh mọc. Thời tiết sau Tết thường nắng ẩm, nhiều loại sâu bệnh phát triển, cần pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun thành 3 đợt: lần đầu sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày, lần hai khi cây vừa nhú mầm và lần cuối sau khi lá cây vừa già.
    Muốn tạo lại dáng, tán lá cho cây thì chú ý thời gian cắt tỉa tán từ khoảng ngày 10-20 tháng Giêng. Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá - chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ.

    2. Vệ sinh cây 

    Sau khi cắt tỉa cành, tiếp theo cần vệ sinh cây để làm sạch nấm mốc. Cách làm cũng rất đơn giản, dùng vòi nước phun vào cây hoặc dùng các dụng cụ chà xát những chỗ bám nấm mốc. Nếu không diệt được hết thì dùng thêm phân ure pha với nước hoặc các hoạt chất tẩy rửa nấm mốc như Alexmax Copper, Benkona… pha theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì nhưng phải lưu ý che gốc lại, không được để phân thấm vào gốc cây. Sau khi phun khoảng 10 phút lại tiếp tục chà để làm sạch hoàn toàn nấm mốc gây hại.  


     

    3. Thay đất cho cây

    Dùng kéo cắt tỉa chuyên dụng đã được khử trùng sạch để tỉa bớt rễ già hoặc rễ nhiễm nấm bệnh. Sau đó nhẹ nhàng tạo bầu và từ từ nâng cây lên đem ra khỏi chậu cũ. Tiếp tục cắt bỏ những rễ còn quá dài, rễ chằng chịt bên dưới bầu, nhưng giữ lại rễ cám để hút chất dinh dưỡng. Sau đó vỗ nhẹ tay để rơi bớt đất trong bầu cũ ra. Chuẩn bị chậu và đất trồng mới để thay thế, chậu mới cần phải là chậu có kích thước lớn hơn so với chậu ban đầu.
    Đất trồng mai nên chọn loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Tùy theo cách chăm sóc của mỗi người mà có rất nhiều tỉ lệ để trộn hỗn hợp đất trồng mai với các loại giá thể như: xơ dừa, trấu sống, đất thịt kết hợp thêm với một lượng 10 – 15% phân hữu cơ (phân bò, phân trùn quế, phân gà nhật...) theo lượng đất tương ứng trong chậu để cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho đất.

    Để tiện lợi hơn, đất trồng mai TRiBAT đã được nghiên cứu kĩ càng, thử nghiệm nhiều lần để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làm sạch mầm bệnh, không cần phối trộn thêm các loại giá thể khác.
    Xem thêm: Đất trồng mai TRiBAT

    4. Lưu ý 

    Khi vừa thay đất cho cây, nhiều người có thói quen sử dụng thêm phân bón. Điều này là không nên vì thời điểm này bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Có thể sử dụng hình thức phun một ít phân bón lá vô cơ đã đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa mang theo chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn.

    Trong những ngày Tết, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa nên sẽ bị kiệt sức. Vì vậy muốn mai hồi phục cần ngắt bỏ toàn bộ hoa, lá và nụ để tập trung toàn bộ dinh dưỡng vào việc nuôi cây. Nếu không thực hiện bước này, cây sẽ phải “chia lửa” với hoa lá, phát triển èo uột, khó ra hoa vào năm sau.

     

    Thời tiết sau Tết cũng rất phù hợp cho các loại sâu bệnh thường gặp như sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, nhện đỏ và rệp mềm ở đọt non phát triển. Khi sâu hại tấn công ít, có thể áp dụng cách thủ công là bắt tay. Đối với rầy mềm, khi mật độ còn thấp có thể dùng vòi xịt nước ở cường độ mạnh và phun mặt phía dưới lá. Khi mật độ cao, có thể phun phòng trừ bằng dung dịch tỏi ớt gừng cho cây.
    Đặc biệt, sâu bệnh và côn trùng gây hại rất thích tấn công cây mai vào giai đoạn trổ nụ hoa. Nhất là kiến, rầy mềm và sâu ăn tạp. Khi đó, cần phun thuốc theo liều lượng phù hợp.


     

    Ý kiến của bạn
    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập địa chỉ
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập nội dung
    0
    Zalo
    Hotline
    0942 464 745